Bước tới nội dung

Điện mặt trời BIM Ninh Thuận

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Điện Mặt Trời BIM Ninh Thuận
Map
Quốc gia Việt Nam
Địa điểmThôn Quán Thẻ, xã Phước Minh, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận
Tọa độ11°24′36″B 108°52′36″Đ / 11,410053°B 108,876757°Đ / 11.410053; 108.876757
Tình trạngĐang hoạt động
Bắt đầu thi công23 tháng 1 năm 2018 (2018-01-23)
Bắt đầu vận hành27 tháng 4 năm 2019 (2019-04-27)
Chi phí xây dựng>7.000 tỷ đồng/ 3 nhà máy
Sở hữuTập đoàn BIM Group – AC Energy Công ty thành viên mảng năng lượng của Tập đoàn Ayala, Philippines
Vận hànhTháng 6 năm 2019 (2019-06)
Nhà máy điện mặt trời
Loại
Phát điện
Công suất lắp đặt330 MWp/ >1 triệu tấm pin
Điện năng thực hàng năm600 triệu kWh

Điện Mặt Trời BIM Ninh Thuận là nhóm nhà máy điện Mặt Trời do BIM Group xây dựng trên vùng đất thôn Quán Thẻ, xã Phước Minh, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận, Việt Nam.[1][2][3]

Điện Mặt Trời BIM 1, 2, 3

[sửa | sửa mã nguồn]

Điện Mặt Trời BIM 1

[sửa | sửa mã nguồn]

Điện Mặt Trời BIM 1 có công suất lắp máy 30 MW, sản lượng hàng năm 50 triệu KWh, khởi công ngày 23 tháng 1 năm 2018, hoàn hành tháng 7 năm 2018. Nhà máy có diện tích hoạt động 35,5 ha.[3]

Chủ sở hữu các dự án là Tập đoàn BIM Group liên doanh với đối tác AC Energy, là Công ty thành viên mảng năng lượng thuộc Tập đoàn Ayala, Philippines.[4]

Tháng 8 năm 2018, dự án mở rộng nâng công suất lắp máy lên 280 MWp, dự kiến sau đó sẽ tiếp tục mở rộng lên đến trên 300 MWp, sản lượng điện hàng năm lên đến 545 triệu kWh.[5]

Điện Mặt Trời BIM 2 & 3

[sửa | sửa mã nguồn]

Điện Mặt Trời BIM 2 & 3 có công suất lắp máy 280 MW, sản lượng hàng năm 545 triệu KWh, khởi công tháng 8 năm 2018, dự kiến hoàn hành tháng 6 năm 2019.[6][7]

Cụm ba nhà máy Điện Mặt Trời BIM 1, 2, 3

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 27 tháng 4 năm 2019, cụm ba nhà máy Điện Mặt Trời BIM 1, 2, 3 Ninh Thuận tổ chức lễ khánh thành với tổng công suất lắp máy 330 MWp được coi là cụm nhà máy điện Mặt Trời lớn nhất Đông Nam Á với đầu tư hơn 7.000 tỷ đồng, lắp đặc hơn 1 triệu tấm pin năng lượng Mặt Trời, sản xuất khoảng 600 triệu Kwh/năm.[8]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Tập bản đồ hành chính Việt Nam. Nhà xuất bản Tài nguyên – Môi trường và Bản đồ Việt Nam. Hà Nội, 2013.
  2. ^ Bản đồ tỷ lệ 1:50.000 tờ C-49-14-B. Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam, 2004.
  3. ^ a b “Khởi công nhà máy điện mặt trời dự án BIM 1”. Vnexpress. 24 tháng 1 năm 2018. Truy cập 1 tháng 4 năm 2019.
  4. ^ “BIM Group sắp vận hành nhà máy điện mặt trời "khủng" nhất Đông Nam Á”. Báo Đầu tư. 22 tháng 8 năm 2018. Truy cập 1 tháng 4 năm 2019.
  5. ^ “Mở rộng dự án Nhà máy điện mặt trời BIM 1”. Năng lượng Việt Nam. 15 tháng 8 năm 2018. Truy cập 1 tháng 4 năm 2019.
  6. ^ “3 Nhà máy điện mặt trời Bim sẵn sàng đảm bảo tiến độ hòa lưới điện Quốc gia”. Cổng thông tin điện tử Ninh Thuận. 11 tháng 3 năm 2019. Truy cập 1 tháng 4 năm 2019.
  7. ^ “3 Nhà máy điện mặt trời Bim sẵn sàng đảm bảo tiến độ hòa lưới điện Quốc gia”. Cổng thông tin điện tử Ninh Thuận. 11 tháng 3 năm 2019. Truy cập 30 tháng 5 năm 2022.
  8. ^ “Ninh Thuận: Khánh thành cụm nhà máy điện mặt trời lớn nhất Đông Nam Á”. Dân Việt Online. 27 tháng 4 năm 2019. Truy cập 28 tháng 4 năm 2019.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]